Triệu chứng tâm lý của người nghiện mua sắm
Nếu mất đi khả năng kiểm soát, thói quen mua sắm của bạn sẽ dần trở thành một hành vi mang tính nghiện. Và đây là góc nhìn sâu kỹ hơn về những dấu hiệu của căn bệnh này.
1. Tính tự ti cao
Lòng tự tin thấp là một trong những đặc điểm phổ biến nhất được tìm thấy ở các nghiên cứu về tính cách cuồng mua sắm. Mua sắm là một cách để cải thiện sự tự tin. Đặc biệt khi thứ họ khao khát liên quan đến một hình mẫu nào đó mà họ muốn trở thành.
Người nghiện mua sắm xem việc chi tiền là cách để tăng sự tự tin - Nguồn: healthycare
Nhưng tính tự ti cao cũng có thể là hậu quả của việc nghiện mua sắm, bởi những món nợ sẽ khiến cảm giác thiếu thốn càng thêm nặng nề. Sự giúp đỡ từ một nhà trị liệu là điều mà họ cần để có thể nhận ra giá trị đích thực của bản thân.
2. Gặp vấn đề về cảm xúc
Cũng như xu hướng chung về sự bất ổn cảm xúc hoặc những đợt thay đổi tâm trạng bất chợt, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng người nghiện mua sắm thường bị lo lắng và trầm cảm. Vì vậy, mua sắm trở thành cách nâng cao tinh thần, thậm chí tạm thời, của họ
.
Lo lắng và trầm cảm đều có thể được điều trị bằng các liệu pháp tâm lý và thuốc men, nếu cần thiết. Và những phương pháp điều trị này hiệu quả hơn nhiều so với cảm giác phấn khích ngắn ngủi mà mua sắm mang lại.
3. Khó kiểm soát cơn kích động
Cảm giác kích động là trạng thái tự nhiên – một sự thôi thúc đột ngột ập đến và bạn cảm thấy cần phải hành động. Đây chính là triệu chứng nghiện mua sắm thường gặp nhất. Các cơn kích động trước thứ họ muốn thường áp đảo và khó có thể cưỡng lại.
Cơn kích động của người nghiện mua sắm thường khó kiềm chế hơn người khác - Nguồn: psychiatristnow
4. Nuông chiều những ảo tưởng
Khả năng tưởng tượng ở những người nghiện mua sắm mạnh hơn nhiều so với người khác, và những ảo tưởng đó sẽ dẫn tới hành động mua sắm quá mức. Họ tưởng tượng về mọi viễn cảnh tích cực sau khi mua thứ mình muốn, và sẽ trốn vào một thế giới giả để thoát khỏi thực tại khắc nghiệt.
>> Nghiện rượu bia gây nguy cơ lớn nhất dẫn đến mất trí nhớ
>> 5 thứ con người dễ nghiện nhất
Nguồn: verywellmind
Dịch: Kim Uyên
Bình luận
Tin cùng loại
Vấn nạn bắt nạt qua mạng và những điều cần lưu ý (P1)
Góc nhìn tổng quan về hội chứng rối loạn ăn uống (P2)
Góc nhìn tổng quát về hội chứng rối loạn ăn uống (P1)